Chính trị Tanzania

Bài chi tiết: Chính trị Tanzania

Tanzania theo thể chế cộng hòa tổng thống.

Theo Hiến pháp 1965, quyền lực chính quyền được tập trung vào tay Tổng thống - được bầu trực tiếp cho nhiệm kỳ 5 năm. Tổng thống sẽ chỉ định 2 phó Tổng thống (một người là Tổng thống của Zanzibar (bán đảo tự trị) và người kia là Thủ tướng của Chính phủ hợp nhất. Quyền lập pháp được tập trung vào Quốc hội - có nhiệm kỳ năm năm và gồm có 295 ghế trong đó 232 ghế đại biểu được bầu trực tiếp cùng một số đại biểu được bầu gián tiếp.

Tuy nhiên, do tình hình thay đổi và dưới sức ép của các lực lượng chính trị, tháng 2 năm 1992, CCM (Đảng Cách mạng Tanzania) đã nhất trí tán thành hệ thống chính trị đa đảng và ngày 17 tháng 6 năm 1992 đã thông qua đạo luật cho phép các chính đảng đối lập hoạt động.

Nội bộ Tanzania ổn định, nhưng vẫn tồn tại mâu thuẫn về quyền lực giữa các bộ tộc, phe phái cũng như giữa TanganyikaZanzibar. Zanzibar là bán đảo tự trị (dân số nửa triệu) có chính phủ, Tổng thống riêng. Tanganiyka cũng đang đòi có những cơ cấu tương tự.

Tháng 12 năm 2005, Tanzania vừa bầu cử Tổng thống. Ông Jakaya M. Kikwete trúng cử Tổng thống với hơn 80% phiếu bầu, đồng thời là Chủ tịch Đảng Cách mạng Tanzania (CCM-Đảng Cầm quyền).

Quốc hội Tanzania gồm 274 thành viên, trong đó 232 thành viên được bầu trực tiếp theo phổ thông đầu phiếu, 37 thành viên được phân cho phụ nữ do Tổng thống đề cử, 5 thành viên là thành viên của Hạ nghị viện Zanzibar, các nghị sĩ Quốc hội có nhiệm kì 5 năm. Đảo Zanzibar có cơ quan lập pháp riêng: Hạ nghị viện Zanzibar gồm 50 thành viên, được bầu trực tiếp theo phổ thông đầu phiếu, nhiệm kì 5 năm.

Cơ quan tư pháp là Tòa Thượng thẩm; Tòa án cấp cao, các thẩm phán do Tổng thống bổ nhiệm.

Các đảng phái chính gồm có: Đảng Cách mạng Tazania (CCM); Mặt trận Thống nhất nhân dân (CUF); Hiệp hội quốc gia xây dựng và cải cách (NCCR); Liên minh Dân chủ đa đảng phái (UMD); Đảng Dân chủ thống nhất (UDP), v.v..